Tìm hiểu ngay cách cúng rằm tháng 7 xem có gì mới và đặc biệt? Đối với người Việt, rằm tháng 7 là một trong những dịp rất đặc biệt. Theo đạo Phật thì đây không chỉ là ngày lễ thường mà đây còn là ngày vô cùng ý nghĩa – ngày Vu Lan báo hiếu cha mẹ, ngày những vong nhân phạm lỗi được xá tội (lễ cúng cô hồn) vừa để tưởng nhớ các đấng cha mẹ sinh thành vừa cầu siêu cho những vong hồn vất vưởng, lang thang không chốn nào để về. Cách cúng rằm trong tháng 7 năm 2021 liệu có gì đặc biệt hơn những năm trước và cúng như nào cho đúng sẽ được chia sẻ trong bài viết này!
Chắc hẳn nhiều người nghĩ rằng cúng rằm tháng 7 thì sẽ rơi vào ngày 15 tháng 7 theo lịch Âm nhưng trên thực tế thì lễ cúng rằm tháng 7 sẽ không thường diễn ra vào đúng ngày 15 đó mà sẽ được cử hành từ ngày 2 – 14 tháng 7 Âm lịch và thường không cần xem lịch vạn sự xem ngày nào tốt xấu để cúng Rằm.
Theo lý giải của Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA - Tiến sĩ Vũ Thế Khanh:
Người xưa vẫn thực hiện theo phong tục dân gian để cúng rằm, truyền thuyết dân gian cho rằng từ ngày 2 - 14 của tháng 7 Âm lịch là khoảng thời gian mà Diêm Vương cho mở cửa Quỷ Môn Quan để các vong hồn có thể về trần gian và thọ hưởng những gì mà người dân cúng tế cho.
Còn ngày 15 là kỳ hạn cuối cùng để vong hồn xuống dương giới nên sự “trở về” của các vong hồn có thể rất khó khăn và có thể không được thọ hưởng những gì mà người trên dương giới cúng tế.
Vì vậy, thói quen cúng Rằm tháng 7 trước đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác và kéo dài cho tới nay.
Theo phong tục từ trước tới nay thì cúng rằm tháng 7 thường được tổ chức với 3 lễ cúng khác nhau:
Rằm tháng 7 với ý nghĩa là ngày Vu Lan báo hiếu sẽ thường được tổ chức tại chùa chiền và cũng có thể tổ chức tại nhà để tưởng nhớ tới công ơn của gia tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân đã mất, … Dó đó, nếu gia đình bạn theo đạo Phật thì nghi lễ này không thể bỏ qua được. Các món chay thường được bày trên mâm lễ cúng Phật trong ngày Rằm tháng 7 là:
Các gia đình cúng rằm tháng 7 với lễ cúng gia tiên không bắt buộc cúng món chay hay mặn (tùy thuộc vào gia chủ). Tùy vào điều kiện kinh tế, cách cúng rằm tháng 7 của mỗi nhà sẽ khác nhau với những món ăn khác nhau để thể hiện tấm lòng biết ơn thành kính tới gia tiên tiền tổ.
Bên cạnh các món ăn chay/mặn thì mỗi gia đình có thể chuẩn bị thêm hương đốt, vàng mã, rượu chè, hoa quả, … để cúng tế tổ tiên.
Cúng cô hồn hay còn được gọi là cúng chúng sinh để cầu phúc cho những linh hồn lang thang vất vưởng không có ai thờ cúng, không nơi nương tựa, thể hiện lòng từ bi của gia chủ đối với những vong hồn đó.
Lễ cúng chúng sinh thường được tổ chức ngoài sân hoặc trước cửa nhà của gia đình vào chiều tối. Điểm đặc biệt khi cúng chúng sinh là trong mâm cúng không chứa những món mặn bởi từ xưa đã quan niệm rằng món mặn sẽ khơi dây lòng tham, mặt xấu của những linh hồn.Vì thế, các gia chủ sẽ thường bày biện các món chay, hoa quả, kẹo bánh ở mâm cúng cô hồn. Một số gợi ý như:
Sau khi tiến hành xong lễ cúng cô hồn thì gạo và muối trắng sẽ được rắc 2 bên cổng nhà còn chân hương, tiền vàng, vàng mã sẽ được đốt cháy (hóa vàng). Một số địa phương còn thực hiện tập tục “giật cô hồn”, càng có nhiều người tới giật thì nhà của gia chủ sẽ càng có nhiều lộc.
Để buổi cúng lễ được diễn ra đúng chuẩn với cách cúng rằm tháng 7 nhất từ trước tới nay thì lễ cúng Phật và Gia tiên càn được thực hiện trong nhà, lễ cúng Phật (Lễ Vu Lan báo hiếu) cũng có thể tổ chức tại chùa, miếu, … Còn lễ cúng cô hồn cần được tổ chức ngoài trời, trước cửa nhà hoặc có thể tổ chức tại chùa tùy tâm.
Sau khi cúng chúng sinh sẽ có tục tung muối và gạo để trừ tà, đuổi vong hồn, gạo và muối sau lễ cúng sẽ được tung ra ngoài nhà tức là nên đứng ở trong nhà và tung ra ngoài đường chứ tuyệt đối không nên tung ngược lại (việc tung ngược lại được quan niện là rước các vong hồn lang thang vào nhà, việc làm như vậy bị cấm kỵ, không tốt cho chủ nhà).
Thêm nữa, nếu gia đình nào thờ Phật thì cần lưu ý đến vị trí các mâm cúng cho phải phép: vị trí cao nhất là mâm cúng Phật, vị trí thấp hơn là mâm cúng thần linh, vị trí thấp hơn nữa là mâm cúng Tổ tiên và mâm cúng ở vị trí thấp nhất là mâm cúng những người trong nhà đã qua đời nhưng chưa được “cải mộ”.
Để tránh bỏ sót những người bạn muốn cúng tế hay không bị nhầm lẫn khi mời linh hồn về mâm cúng gia tiên, hãy ghi rõ tên những người cần cúng tế lên giấy, đồng thời đọc văn khấn thần linh thổ địa trước rồi mới đọc to rõ ràng tên của các hương hồn trên giấy.
Mong rằng với những thông tin mà bài viết chia sẻ dưới đây sẽ đem đến cho người đọc những lời giải đáp tốt nhất cho những băn khoăn về cách cúng rằm tháng 7 bao gồm cả thời điểm cúng, các món trong mâm cúng và các lưu ý trong lễ cúng để việc cúng Rằm tháng 7 diễn ra thuận lợi và ý nghĩa nhất!