PHÂN PHỐI ĐIỆN MÁY CHÍNH HÃNG
Hotline/Zalo Dự án, B2B, Phân phối: 090 210 7997 - RSS

TRẢ GÓP
0% LÃI SUẤT

CHÍNH HÃNG
100% NHẬP KHẨU

THANH TOÁN
KHI NHẬN HÀNG

BẢO TRÌ
MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI

Cơ thể bị dị ứng thời tiết: 3 loại thiết bị phòng tránh dị ứng tốt nhất trong gia đình hiện nay


Dị ứng thời tiết đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và sức khỏe của nhiều người trong xã hội. Bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra dị ứng với thời tiết. Bạn muốn tìm cách phòng tránh hay cách chữa trị dị ứng do thời tiết gây ra, thì đừng vội bỏ qua những thông tin mà HomeAir sẽ chia sẻ cho bạn sau đây!

di-ung-thoi-tiet-2

Trước khi tìm hiểu biện pháp phòng tránh và chữa trị hiệu quả cho triệu chứng, bệnh dị ứng, hãy cùng bài viết tìm hiểu xem dị ứng thời tiết là gì, các loại dị ứng do thời tiết thường gặp, nguyên nhân và triệu chứng, … của loại bệnh này!

Dị ứng thời tiết là gì?

di-ung-thoi-tiet

Theo nghiên cứu thì cơ thể người bình thường sẽ thích nghi tốt trong khoảng nhiệt độ từ 20 – 30oC và tốt nhất là 25oC. Trung tâm điều nhiệt của não bộ sẽ giúp cho cơ thể người thích nghi với môi trường nhiệt độ thay đổi trong khoảng trên.

Tuy nhiên, khi thời tiết trở nên quá nóng bức hoặc lạnh giá thì trung tâm điều chỉnh ấy thường sẽ không thể kịp hoạt động để điều nhiệt cho cơ thể, khiến nhiều chức năng, cơ quan và bộ phận trên cơ thể bị rối loạn, không hoạt động được ở trạng thái bình thường, dẫn đến các triệu chứng, bệnh dị ứng với thời tiết. Sự thay đổi đột ngột của thời tiết chính là nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết.

Dị ứng với thời tiết có thể được phân chia thành 2 loại:

  • Loại 1: Dị ứng với thời tiết nóng: Loại này thường xảy ra trong mùa hè khi nhiệt độ tăng cao, nắng nóng khiến cơ thể toát ra nhiều mồ hôi gây ẩm ướt da, đây chính là môi trường để nhiều vi khuẩn, tác nhân có hại tấn công gây viêm nhiễm và cơ thể dễ rơi vào tình trạng thiếu hụt nước. Đó là một nguyên nhân khiến các triệu chứng, bệnh dị ứng với thời tiết trở nên nặng hơn.
  • Loại 2: Dị ứng với thời tiết lạnh: Loại này thường xảy ra vào mùa đông, không khí hanh khô cùng nhiệt độ xuống thấp, dưới 20oC làm làn da bị khô ráp và bong tróc, kể cả những ngày mưa ẩm ướt nhưng lạnh cũng khiến dị ứng với thời tiết dễ dàng tiến triển.

Dị ứng với thời tiết diễn ra như thế nào?

Như giới thiệu ở trên thì nguyên nhân chính gây ra dị ứng với thời tiết là sự thay đổi thời tiết đột ngột, lúc này cơ thể không kịp thay đổi để thích nghi với môi trường nhiệt độ, nhất là những thời điểm giao mùa.

Khi thời tiết thay đổi thì da là đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên. Khi quá nắng nóng, da sẽ trở nên ẩm ướt do phải tiết nhiều mồ hôi còn khi trời quá lạnh thì da lại trở nên thô ráp hơn do chất sừng trên da bị mất nước. Đây đều là những biến đổi khiến protein trong cơ thể trở thành “chất lạ” với cơ thể, lúc này cơ thể sẽ phản ứng lại bằng các triệu chứng như phù, ngứa, nổi mẩn, mề đay, xung huyết, … Quá trình thay đổi và phản ứng này được gọi là dị ứng thời tiết.

di-ung-thoi-tiet-1

Biểu hiện của dị ứng với thời tiết và cấp độ nguy hiểm của từng biểu hiện:

  • Xuất hiện các nốt ban đỏ và ngứa trên da khi tiếp xúc đột ngột với môi trường nhiệt độ nóng/ lạnh, và dần nhiều lên trông thấy ở bàn tay, bàn chân, mặt, cổ, … gây khó chịu cho người mắc. Cấp độ nghiêm trọng: Nhẹ.
  • Xuất hiện hiện tượng sưng rộp hay tấy đỏ, phù lên và xung huyết trên da. Cấp độ nghiêm trọng: Khá nặng
  • Xuất hiện mề đay cấp tính toàn cơ thể. Cấp độ nghiêm trọng: Nặng.
  • Xuất hiện mề đay + triệu chứng lơ mơ, khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột. Cấp độ nghiêm trọng: Rất nặng, nguy hiểm. Trường hợp này được gọi là sốc phản vệ, cần đưa ngay người mắc đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra, các biểu hiện có thể xảy ra khác khi dị ứng do thời tiết sẽ liên quan đến đường hô hấp như: sổ mũi, hắt xì, ho khan hoặc hệ thần kinh như: đau đầu, mệt mỏi,…

Dị ứng thời tiết có lây không? Câu trả lời là KHÔNG. Nó có thể xuất hiện ngẫu nhiên trên nhiều lứa tuổi và không có dấu hiệu khác biệt giữa 2 giới tính. Đối tượng nguy cơ của bệnh này là những cá nhân có cơ địa dị ứng từ trước như dị ứng với phấn hoa, khói thuốc, thực phẩm, … hoặc những ai có tiền sử các bệnh như viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, …

Biện pháp phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết

Việc phòng tránh các vấn đề về dị ứng thời tiết hoàn toàn có thể thực hiện được, với các thiết bị nhằm đối lưu không khí cũng như làm sạch các chất dị ứng trong không khí khiến bạn tránh được những vấn đề về dị ứng da, di ứng thời thiết. Vì các chất dị ứng luôn may lơ lửng trong khí nếu bạn sử dụng các thiết bị lọc sạch không khí với màng lọc chống dị ứng hoặc sử dụng các hệ thống đối lưu không khí giúp không khí luôn thông thoáng thì bạn sẽ không bao giờ bị các trường hợp tự nhiên bất ngờ bị dị ứng thời tiết hay di ứng ngoài da cả.

Nhiều người nghĩ rằng dị ưng là do người bệnh tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh dự ứng thời tiết bằng các thiết bị chuyên dụng, và nó làm hạn chế tối đa các vấn đề về dị ứng ngoài da. Ngoài việc tăng đề khàng cho cơ thể thì nhưng phương pháp phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết có thể sử dụng các sản phẩm lọc không khí chuyên dụng.

di-ung-thoi-tiet-3

Có khá nhiều biện pháp để phòng tránh dị ứng với thời tiết cho những người đã mắc và chưa mắc như sau:

Điều chỉnh chế độ, thói quen sinh hoạt

di-ung-thoi-tiet-4

  • Bổ sung thực đơn rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin C, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, uống bổ sung các thức uống trái cây cung cấp nhiều vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại dị ứng thời tiết và các loại dị ứng khác.
  • Không hút thuốc, hạn chế tối đa các thức uống chứa nồng độ cồn cao, hạn chế tiếp xúc với những đối tượng, tác nhân dễ gây dị ứng như: vật nuôi, phấn hoa và khói bụi, …
  • Giữ nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định, khi trời nóng cần hạ nhiệt cho cơ thể, khi trời lạnh cần làm ấm cơ thể, đặc biệt chú ý những thời điểm giao mùa.
  • Sử dụng điều hòa nhiệt độ không nên điều chỉnh ở nền nhiệt quá thấp, ứng chừng chênh lệch nhiệt độ trong phòng so với nhiệt độ ngoài trời khoảng 1 – 2 độ là tốt nhất.

di-ung-thoi-tiet-5

  • Tăng cường sức khỏe bằng cách vận động, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
  • Tránh làm việc trong thời gian dài dưới ánh nắng mặt trời gay gắt hoặc ngoài trời quá lạnh. Tránh những môi trường quá mức ồn ào, náo nhiệt, không khí ngột ngạt.
  • Chuẩn bị sẵn một số loại thuốc chống dị ứng để uống khi có các triệu chứng nhẹ của bệnh dị ứng thời tiết. Nếu uống thuốc xong mà không thuyên giảm hay xuất hiện các triệu chứng nặng hơn cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị, không tự ý điều trị tại nhà.
  • Có thể bổ sung thêm các loại vitamin để dự phòng đau đầu do dị ứng với thời tiết gây ra như B1, B6, B12

Sử dụng các thiết bị gia dụng trong xử lý không khí

di-ung-thoi-tiet-6

Ngoài việc điều chỉnh chế độ và thói quen sinh hoạt thì mỗi cá nhân mỗi gia đình cũng có thể tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng việc áp dụng những biện pháp xử lý không khí trong nhà như làm sạch không khí, tạo ẩm, làm mát như máy lọc không khí, máy tạo ẩm, quạt gió, …

  • Máy lọc không khí sẽ giúp bạn loại bỏ những tác nhân gây ô nhiễm trong không khí và những chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, lông vật nuôi,… khử mùi, khói thuốc và lọc sạch bụi mịn PM2.5 và bụi siêu mịn, vi khuẩn, nấm mốc lơ lửng trong không khí, cho không khí trong nhà trong lành, tươi mới và an toàn. Hạn chế tối đa dị ứng thời tiết.

di-ung-thoi-tiet-8

  • Máy tạo ẩm có tác dụng cung cấp độ ẩm cần thiết trong phòng, giúp da không bị khô ráp và không khí cũng trở nên mát mẻ hơn cũng là một biện pháp giúp phòng tránh dị ứng thời tiết

di-ung-thoi-tiet-7

  • Quạt gió giúp làm mát cơ thể, đặc biệt có nhiều sản phẩm quạt gió còn kết hợp màng lọc không khí hiệu suất cao, giúp loại bỏ những tác nhân gây dị ứng và khói bụi như Quạt lọc không khí không cánh Ultty SKJ-CR021; một loại quạt có chức năng 2 chiều: vừa làm mát, vừa sưởi ấm, … như Quạt không cánh làm mát và sưởi ấm Ultty SKJ-CR018H giúp nhiệt độ cơ thể duy trì ở mức ổn định.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm gia dụng giúp hạn chế, phòng tránh dị ứng thời tiết, hãy tham khảo ngay tại homeair.vn!