PHÂN PHỐI ĐIỆN MÁY CHÍNH HÃNG
Hotline/Zalo Dự án, B2B, Phân phối: 090 210 7997 - RSS

TRẢ GÓP
0% LÃI SUẤT

CHÍNH HÃNG
100% NHẬP KHẨU

THANH TOÁN
KHI NHẬN HÀNG

BẢO TRÌ
MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI

Tại sao trẻ sơ sinh bị ho? Tại sao lại không phòng tránh trước khi trẻ bị ho?


Trẻ sơ sinh bị ho luôn là nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ. Trẻ là đối tượng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp bởi hệ miễn dịch và sức đề kháng còn non kém. Vì vậy, mỗi khi trẻ có dấu hiệu ho khan, thở khò khè hoặc ho có đờm, … thì các bậc cha mẹ hết sức sốt sắng để tìm cách khắc phục, chữa trị cho con em mình.

tre-so-sinh-bi-ho-1

Tuy nhiên, nhiều sự sốt sắng ấy đã làm cho con em họ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn vì không tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra triệu chứng ho của trẻ và điều trị sai phương pháp. Do đó, dù cha mẹ có lo lắng cỡ nào đi chăng nữa thì điều đầu tiên cần nhớ là tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị ho và tìm cách xử lý theo hướng phù hợp.

Khi trẻ bị ho, tiếng ho của trẻ có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề liên quan. Để biết được trẻ sơ sinh ho như thế nào là bình thường và không bình thường hay biết được tình trạng của trẻ nhỏ qua tiếng ho, hãy cùng HomeAir tìm hiểu ngay!

Tại sao trẻ sơ sinh bị ho?

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh lại bị ho thì hãy cùng bài viết tìm hiểu xem khái niệm ho là gì?

Ho là gì?

tre-so-sinh-bi-ho-4

Nhiều người nghĩ rằng ho là có hại nhưng nếu những ai quan tâm đến y khoa và tìm hiểu nhiều về triệu chứng này thì sẽ biết được không hoàn toàn có hại như vậy.

Ho là một trong những phản xạ có lợi cho cơ thể bởi ho giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân có hại thâm nhập vào hệ hô hấp, giúp tống xuất những dị vật trong đường hô hấp ra khỏi cơ thể. VÀ riêng với trẻ sơ sinh thì tiếng ho của bé sẽ một phần báo hiệu bé đang gặp vấn đề về đường hô hấp, việc ho sẽ giúp bé giải phóng khí độc hại, khí gây ngạt trong đường hô hấp, cho đường hô hấp trở nên thông thoáng hơn, đồng thời tống xuất đờm và các chất dịch trong mũi họng ra ngoài.

Trẻ sơ sinh thường có 2 kiểu ho phổ biến:

  • Ho khan: kiểu ho này thường xảy ra khi trẻ sơ sinh gặp phải cảm lạnh hay dị ứng. Lúc này thanh quản của trẻ đã có dấu hiệu bị viêm và khí quản có phản ứng trước sự thay thổi nhiệt độ môi trường về chiều tối hoặc đêm gây ra tiếng ho của trẻ. Khi trẻ sơ sinh bị ho thỉnh thoảng cũng sẽ kèm theo triệu chứng khó thở nhẹ, thở khò khè,…
  • Ho có đờm: kiểu ho này chính là biểu hiện khi trẻ sơ sinh mắc phải bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Đờm sẽ thường có màu trắng/ xanh lục.

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị ho?

tre-so-sinh-bi-ho-5

Thông thường, với trẻ sơ sinh (trẻ trong độ tuổi 4 tháng trở xuống) sẽ ít khi bị ho hen. Nếu trẻ có hiện tượng ho và khò khè thì một trong các nguyên ngân gây ra điều đó có thể là:

  • khí độc hại, khó chịu trong nhà như khói thuốc lá hay các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ đồ nội thất, thức ăn, …
  • Khói hay bụi từ than củi dùng để xông sau khi sinh đẻ
  • Quá nhiều khói bụi ô nhiễm trong môi trường sống
  • Thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột
  • Trẻ sơ sinh mắc các bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, ho gà, …
  • Trẻ sơ sinh bị hóc, sặc do có dị vật trong mũi/ miệng/ họng, …
  • Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus – RSV)

Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị ho, khó thở nhẹ, thở khò khè do đường hô hấp dưới của trẻ sản sinh ra nhiều hơn các dịch nhầy chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh hay các dị vật đang mắc trong khí quản của trẻ.

Nhận biết trẻ sơ sinh bị ho và cách chữa cho trẻ

tre-so-sinh-bi-ho-2

Việc nhận biết trẻ bị ho, nguyên nhân là rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn tìm ra được cách chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất cho bé mà không gây ra bất kỳ sai lầm nào khiến bạn phải hối tiếc.

Sau đây là một số trường hợp thường gặp khi trẻ sơ sinh bị ho:

Nguyên nhân

Biểu hiện

Cách chữa trị

Cảm lạnh hay cảm cúm thông thường

·        Nghẹt mũi

·        Có các dấu hiệu bị viêm họng

·        Ho khan

·        Hoặc có thể kèm đờm, sốt nhẹ vào đêm, …

·        Cho bé bú đủ hoặc uống nước để loãng dịch đờm, dễ ho hơn

·        Hỏi ý kiến của bác sĩ khi cho trẻ dùng thuốc ho/thuốc cảm

·        Dùng nước muối sinh lý/ máy phun sương để làm sạch mũi bé giúp giảm ho do nghẹt mũi hoặc cho bé uống mật ong pha nước ấm nếu bé lớn hơn 1 tuổi

·        Nếu bé sốt cao có thể cho uống thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh

·        Nếu bé sốt cao hơn 38oC và có nhiều dấu hiệu bất thường khác, nên đưa bé đi khám ngay

(sốt có thể là cảnh báo nguy hiểm cho trẻ dưới 4 tháng tuổi)

Viêm thanh khí phế quản

·        Thở yếu, khò khè

·        Trẻ sơ sinh bị ho lớn trong từng cơn ngắn

·        Da tái xanh

·        Nghiêm trọng hơn là bé sẽ cố vận động các cơ quanh mũi, cổ và cánh tay để dễ thở hơn

·        Làm dịu cơn ho của bé bằng cách bế bé trên vai và vỗ nhẹ vào lưng bé

·        Ôm bé ngồi trong phòng tắm có hơi nóng ấm và kín cửa

·        Bế bé đi dạo ngoài trời mát, không khí ẩm để bé dễ thở

·        Để bé trong phòng có máy tạo ẩm không khí

·        Sau 3-5 ngày, nếu thực hiện các cách trên mà bé không thuyên giảm ho hãy đưa bé đến bác sĩ

 

Viêm phổi

·        Ho kèm đờm xanh/ vàng

·        Ho kèm theo sốt cao

Nên đưa bé đến bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời, nhất là khi bé có biểu hiện sốt

Viêm phế quản/hen suyễn

Trẻ sơ sinh bị ho do nguyên nhân này thường xảy ra sau khi bị cảm lạnh, sổ mũi; Bé có tiền sử bệnh eczema; Gia đình có người bị dị ứng/ hen suyễn

·        Dấu hiệu giống cảm lạnh và thở rất khó khăn

·        Ngứa

·        Chảy nước mắt

·        Có thể kèm theo sốt nhẹ, ăn ít hoặc bỏ ăn

·        Cho bé bú đủ, uống nước bổ sung và dùng máy tạo độ ẩm tự nhiên để bé dễ thở

·        Theo dõi nhịp thở của bé khi bé thở khò khè, hơn 50 nhịp thở/ phút hoặc ho dữ dội, trầm trọng, cần đưa bé đến bác sĩ ngay

·        Điều trị bằng thuốc hen suyễn/xông albuterol nếu cần theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ

Bệnh ho gà (gây ra bởi vi trùng Bordetella pertussis)

·        Ho thường xuyên, từng cơn kế tiếp nhau, càng lúc càng nhanh rồi yếu dần. Sau đó hít thở rất sâu nghe như tiếng gà gáy

·        Sau mỗi đợt ho bé sẽ thâm tím môi lại, mặt đỏ bừng, mí mắt sưng và tĩnh mạch cổ nổi lên rõ ràng

·        Lưỡi thè, mắt lồi ra

·        Trẻ sơ sinh bị ho vì nguyên nhân này, hãy cho bé nhập viện để được theo dõi và điều trị, hỗ trợ bình thở oxy khi ho

·        Trước khi xảy ra bệnh ho gà của bé, cha mẹ hay người chăm sóc bé cần đi tiêm chủng uốn ván, bạch cầu, ho gà, … tránh lây bệnh cho bé

Sặc hoặc hóc dị vật

·        Miệng há to nhưng không thể ho được

·        Da xanh hoặc nhợt nhạt vì thiếu oxy

·        Đặt bé nằm sấp trên tay và vỗ vừa phải vào khoảng giữa 2 xương bả vai của bé để bé ho mạnh và tống xuất dị vật ra khỏi đường hô hấp

·        Đưa bé đến ngay cơ sở y tế khi không thể lấy dị vật ra cho bé. TUYỆT ĐỐI KHÔNG dùng tay lấy dị vật cho bé (một vài trường hợp cần chụp X-quang để xác định vị trí dị vật để thực hiện các phương pháp giúp lấy dị vật ra dễ dàng hơn)

Các trường hợp KHẨN trẻ sơ sinh bị ho cần được đưa đến bệnh viện ngay

Khi xuất hiện các biểu hiện sau đây thì bạn hãy đưa bé đến bệnh viện ngay:

  • Trẻ sơ sinh bị ho nhỏ hơn 4 tháng tuổi
  • Trẻ có dấu hiện của bệnh cảm lạnh, ho khan nhưng qua 5 – 7 ngày vẫn không khỏi và không sốt
  • Ho khan, ho có đờm kèm theo các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và sốt cao từ 38°C trở lên
  • Thở gấp, khó thở hoặc thở khò khè
  • Ho lớn, bất chợt và kéo dài thành từng cơn
  • Da xanh hay tím tái, mắt sưng đỏ mọng

Các biện pháp phòng tránh để trẻ sơ sinh không bị ho

tre-so-sinh-bi-ho-3

Bởi trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên dễ trở thành đối tượng của nhiều tác nhân gây hại và rất dễ mắc bệnh mà thông thường nhất là trẻ sơ sinh bị ho do vi khuẩn, virus tấn công. Người ta đã có câu “Phòng bệnh hơn Chữa bệnh”, vậy thì tại sao lại không phòng tránh trước khi trẻ bị ho?

Một số biện pháp phòng tránh được các chuyên gia gợi ý:

  • Bồi dưỡng cho bé thói quen không kén ăn, cho bé uống nhiều nước để bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Không cho bé ăn nhiều đồ ngọt hay lạnh.
  • Nên chú ý rèn luyện sức khỏe cho cả người lớn và trẻ nhỏ, thường xuyên cho bé ra ngoài trời để vận động cơ thể (tùy thuộc vào điều kiện thời tiết để mặc quần áo cho bé)
  • Bảo đảm cho không khí trong nhà được lưu thông và trong lành nhất, có thể sử dụng máy lọc không khí để bé có môi trường trong nhà an toàn, khỏe mạnh thoải mái hít thở hoặc máy tạo ẩm để cung cấp độ ẩm cần thiết cho ngôi nhà của bạn, hạn chế tối đa các tác nhân gây hại trong không khí đối với bé
  • Không sử dụng điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, mức chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời không nên quá 5o

tre-so-sinh-bi-ho

Hãy cho con yêu một môi trường sống khỏe mạnh! An tâm cho mẹ, an toàn cho bé!