PHÂN PHỐI ĐIỆN MÁY CHÍNH HÃNG
Hotline/Zalo Dự án, B2B, Phân phối: 090 210 7997 - RSS

TRẢ GÓP
0% LÃI SUẤT

CHÍNH HÃNG
100% NHẬP KHẨU

THANH TOÁN
KHI NHẬN HÀNG

BẢO TRÌ
MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI

Toán phổ thông quá khó, liệu học đại học và đi làm có áp dụng đến?


Câu chuyện về Toán học ở cấp THPT quá khó, đây cũng là chủ đề được quan tâm trong ngày hội tư vấn tuyển sinh diễn ra thời gian vừa qua ở Hà Nội. Vấn đề ở đây là, liệu sau này học đại học và đi làm có áp dụng tới những kiến thức đó?

Chương trình Toán phổ thông hiện đang quá “nặng”

GS Đinh Quang Báo – Ban thường trực Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 đã nhận định: “Chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện nay quá tải là do nặng về những điều không thật sự cần thiết, thiếu vắng những điều cần cho cuộc sống”.

Đặc biệt, khi đánh giá môn toán trong SGK phổ thông đang hiện hành, PGS Văn Như Cương – Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cũng cho rằng các kiesn thức đó đang quá sức đối với đại bộ phận học sinh. Trong khi ban cơ bản chỉ được học 3 tiết/tuần và 4 tiết/tuần cho ban khoa học tự nhiên, so sánh ra có thể thấy là rất ít so với với thế giới. Ông cũng phân tích:“Thời gian ít như vậy nhưng SGK lại chứa một lượng kiến thức khá lớn. Kiến thức lại nặng tính hàn lâm, thiếu phần liên hệ thực tế hoặc hoàn toàn xa rời với thực tế cuộc sống, làm cho việc học tập của học sinh rất nặng nề, khổ sở”.

Chương trình Toán phổ thông hiện đang quá “nặng”

Cùng chung ý kiến, ông Nguyễn Quang Phương – Giáo viên dạy toán Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, thuộc Quận Ba Đình (Hà Nội) cũng cho rằng nhiều nội dung kiến thức còn nặng, thậm chí như ở lớp 9 có hẳn một chương về hình học không gian mà trước đây học sinh THPT mới phải học đến.

Ám ảnh với Toán phổ thông, ra trường lại chẳng dùng đến

Không ít các phụ huynh đã từng đặt ra vấn đề: Kiến thức về đạo hàm, tích phân, logarit hay phương trình lượng giác,… sau này liệu có áp dụng vào công việc hay không? Đây chính là câu hỏi chung khi ngày càng nhiều người nhận thấy rằng chương trình Toán học ở bậc phổ thông ngày càng quá nặng và không có tính ứng dụng trong thực tế.

Theo chị Nguyễn Thu Cúc (quê Nam Định) cho biết, từ nhỏ chị đã được gia đình định hướng theo khối ngành nghệ thuật. Cho tới bây giờ, khi đã ra trường và đi làm 10 năm, học Toán vẫn là điều ám ảnh nhất với chị khi nhắc lại quãng thời gian học phổ thông, trong đó nỗi kinh hoàng chính là những tiết học Toán.

“Đến giờ ngẫm lại, tôi thấy Toán cấp 3 là môn học khá xa vời thực tế. Không chỉ tôi, rất nhiều học sinh khác cũng phải vật lộn với logarit, lượng giác hay khái niệm đạo hàm, nguyên hàm để không bị điểm trung bình. Hiện, khi đã trở thành một người tham gia lĩnh vực nghệ thuật thực thụ, đúng là những phép Toán ấy lại càng không giúp ích gì cho tôi” chị Cúc nói.

Ám ảnh với Toán phổ thông, ra trường lại chẳng dùng đến

Cùng cảnh ngộ, chị Trần Thị Mỹ Ngọc (Hà Đông, Hà Nội) – hiện đã đi làm được 7 năm cũng cho biết, điều khiến chị cảm thấy “vô bổ” nhất suốt những năm tháng học THPT là “cắm đầu” vào đạo hàm, tích phân.

Chị chia sẻ: “Nhiều người cũng nói nhờ có học Toán, tôi có khả năng suy luận vấn đề một cách logic. Thế nhưng, tôi nghĩ suy luận hay logic vấn đề, cũng không cần thiết phải học đạo hàm, tích phân hay những bài toán về hình học không gian khó nhằn”.

Toán THPT có đang thực sự vô nghĩa?

Để trả lời câu hỏi này, PGS.TS Nguyễn Phong Điền – Phó giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội đã cho hay: nhà trường đã và vẫn đang duy trì việc học Toán giải tích đại số và vật lý đại cương thuộc diện “nặng” nhất ở Việt Nam. Vậy nhưng, nếu xét so với cục diện quốc tế, độ khó của chương trình vẫn còn “thua xa” các trường Đại học kỹ thuật của Pháp và Đức.

Ông Điền cũng chia sẻ: “Tôi làm việc trong lĩnh vực cơ điện tử về điều khiển robot và các hệ thống cơ học, kiến thức môn Toán được dùng hàng ngày. Tất nhiên, đối với chúng tôi, không phải toán giải phương trình trên giấy mà là lập trình...".

Ông cho biết những phần giải bài toán liên quan tích phân, vi phân hay phương trình vi phân chính là nền tảng để đạt được cấp độ cao về mặt tư duy, đặc biệt lĩnh vực nghiên cứu phát triển. "Các hệ thống kỹ thuật bây giờ đều mô tả dưới dạng các phương trình vi phân. Như vậy, với giới nghiên cứu chuyên sâu, có những công bố quốc tế hoặc những giải pháp mang tính phát minh, chắc chắn toán học là nền tảng”, ông Điền nói.

Theo ông, hiện nay, các trường Đại học vẫn dựa trên nền tảng đánh giá tư duy mà Toán học là một phần quan trọng.

Toán THPT có đang thực sự vô nghĩa?

Bà Nguyễn Thị Cúc Phương – Phó hiệu trưởng ĐH Hà Nội cho hay: trường nguyên bản trước đây là trường Đại học ngoại ngữ, tuyển sinh dựa trên 10 ngành ngôn ngữ khác nhau cùng nhiều chuyên ngành khác, và được dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, các sinh viên vẫn phải học toán, do đây là nền tảng giúp đánh giá các thí sinh có năng lực tư duy tốt hay không.

TS Nguyễn Đào Tùng – Chủ tịch Hội đồng Học viện Tài chính cũng nhận định với các trường khối kinh tế, thì toán học chính là nền tảng, và Toán Kinh tế phải vận dụng rất nhiều.

Ông Nguyễn Phú Khánh – Phó hiệu trưởng ĐH Phenikaa đồng quan điểm cho rằng Toán là môn học cơ bản nhưng đặc biệt quan trọng. Ông nói: “Chúng ta nói ở Việt Nam học Toán rất nặng, nhưng thực ra, 'dân' kỹ thuật sang Đức hay Pháp học, Toán của chúng ta còn cách quá xa so với họ. Tuy nhiên, tôi cũng đồng ý với phụ huynh rằng, không phải ai cũng cần học toán quá nặng. Các trường đại học giờ đây chia môn Toán cao cấp cho các khối ngành khác nhau, phù hợp hơn với nhu cầu của từng ngành”.

(Theo nguồn từ zingnews.vn, vietnamnet.vn và thanhnien.vn)