PHÂN PHỐI ĐIỆN MÁY CHÍNH HÃNG
Hotline/Zalo Dự án, B2B, Phân phối: 090 210 7997 - RSS

TRẢ GÓP
0% LÃI SUẤT

CHÍNH HÃNG
100% NHẬP KHẨU

THANH TOÁN
KHI NHẬN HÀNG

BẢO TRÌ
MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI

Vì sao không khí trong nhà Ô NHIỄM GÂY HẠI HƠN không khí ngoài trời?


Chúng ta vẫn thường lo ngại về vấn đề ô nhiễm khói bụi trong không khí ngoài trời, về tình trạng không khí quá kém, quá ô nhiễm ở các thành phố lớn và nước thải ra không khí ở các khu công nghiệp. Cùng với đó là những lời cảnh báo, lời khuyên không nên ra ngoài mà chỉ nên ở trong nhà, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ và với người mắc các bệnh về đường hô hấp. Nhưng trên thực tế, theo cảnh báo gần đây của Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), ô nhiễm không khí trong nhà cũng đang là mối lo ngại của dư luận và xã hội bởi ô nhiễm môi trường không khí trong nhà còn gây hại cho sức khỏe hơn cả không khí ngoài trời.

Vì sao lại ô nhiễm không khí trong nhà và tại sao nó lại có hại hơn cả không khí ở ngoài trời?

Vì sao không khí trong nhà lại ô nhiễm và gây hại hơn cả không khí ở ngoài trời?

Ngôi nhà được xây thành một khối kiến trúc khép kín, mọi thành viên trong gia đình cùng chia sẻ với nhau ở bầu không khí nhỏ bé đó, mọi hoạt động sinh hoạt đều diễn ra trong đó như: nấu ăn, làm việc, vui chơi, …

Đặc biệt đối với những gia đình thường xuyên đóng kín cửa hay các căn hộ trung cư. Không khí trong nhà khó được lưu thông, bầu không khí sau 4 bức tường ấy sẽ đặc quánh lại và khó lưu thông hơn không khí ở ngoài trời.

Với một bầu không khí trong nhà như vậy tích tụ lâu dần sẽ rất dễ gây ra các bệnh về như bệnh hen suyễn, dị ứng, các loại bệnh về tim mạch hay phổi và thậm chí là ung thư. Nhất là ở những thành phố lớn, chắc hẳn nhiều người đã nghe qua về tình trạng hay mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội hay TP.HCM rồi nhỉ?

Những người nào chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trong nhà?

Những người nào chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trong nhà?

Người già, trẻ nhỏ, những người bị bệnh mãn tính và cả những người chăm sóc họ là người có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh do không khí trong nhà ô nhiễm. Theo WHO, ô nhiễm không khí trong nhà là một trong những nguyên nhân chính có liên quan tới khoảng 900.000 trường hợp trẻ dưới 5 tuổi tử vong do viêm phổi. Và dễ gặp nhất ở các nước có thu nhập thấp, không khí trong nhà bị ô nhiễm gây ra khoảng 4% gánh nặng bệnh tật và làm gia tăng nguy cơ mất trí nhớ ở người già.

 Và dễ gặp nhất ở các nước có thu nhập thấp, ô nhiễm không khí trong nhà gây ra khoảng 4% gánh nặng bệnh tật và làm gia tăng nguy cơ mất trí nhớ ở người già.

Khi không khí trong nhà bị tích tụ ô nhiễm quá lâu sẽ hình thành các virút vi khuẩn gây bệnh, vì vậy mà khi người già và trẻ nhỏ thường xuyên ở nhà và không khí trong nhà không được lưu thông, đặc biệt là những người bệnh càng về lâu bệnh tích tụ dần và nguy cơ tử vong cao do nguyên nhân này.

Những tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà

Những tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà

Khảo sát tại Mỹ cho thấy cứ 6 phòng trong ngôi nhà (tổng diện tích khoảng 450m2) sẽ “thu” được tới 18kg bụi/năm. Và những hạt bụi li ti này sẽ được tích lũy trong vải bọc ghế, màn, gối, khăn và các đồ nội thất trong nhà… Ngoài ra, bụi còn tích tụ ở lông vật nuôi, côn trùng, thức ăn, phấn hoa, bào tử, nấm mốc… Tất cả tạo thành một môi trường lý tưởng cho các loại vi sinh vật phát triển, gây bệnh. Thêm vào đó, nếu trong nhà ẩm ướt do thời tiết hay do máy tạo ẩm thì sẽ tạo điều kiện cho bụi ve, nấm mốc phát triển.

 Tiếp đến là khói thuốc lá. Đối với những gia đìnhcó người hút thuốc, không khí độc hại đến mức trẻ em sẽ có nguy cơ rất cao bị hen suyễn, viêm phổi, viêm tai, viêm phế quản; còn người già có nguy cơ bị chứng mất trí

Tiếp đến là khói thuốc lá. Đối với những gia đìnhcó người hút thuốc, không khí độc hại đến mức trẻ em sẽ có nguy cơ rất cao bị hen suyễn, viêm phổi, viêm tai, viêm phế quản; còn người già có nguy cơ bị chứng mất trí. Các hợp chất hữu cơ và vô cơ dễ bay hơi có trong sơn, dung môi, chất tẩy rửa, nước xịt phòng… đều có thể là nguồn gây ô nhiễm.

Làm sạch không khí bằng cách nào

Hiện nay, có khá nhiều cách để bạn khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà và hạn chế những hậu quả chủ yếu của ô nhiễm không khí đem lại. HomeAir có thể chia sẻ cho bạn một số giải pháp và gợi ý như sau:

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Để cải thiện chất lượng không khí trong nhà thì điều đầu tiên là phải sạch. Việc vệ sinh, hút bụi, lau chùi đồ đạc, sàn nhà cần được tiến hành thường xuyên để hạn chế sự lưu cữu của bụi, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại điều hòa có chức năng phóng thích I-on Hydro và Oxy hoạt tính, khi kết hợp với các chất có hại gốc OH, nấm mốc, vi khuẩn… các phân tử này sẽ chuyển hoá chúng thành nước vô hại cũng như có khả năng lọc bụi và mạt bụi, vi khuẩn

Đặt những loại cây có thể thanh lọc không khí

Cây đa búp đỏ

Đặt những loại cây có thể thanh lọc không khí

Loại cây này cũng được nhiều người yêu thích chọn làm cây cảnh trang trí trong nhà. Không chỉ đẹp mắt, cây đa búp đỏ còn có khả năng hấp thụ tốt CO và CO2 cùng nhiều chất độc khác giúp cho ngôi nhà của bạn luôn trong lành và sạch sẽ.

Sử dụng máy lọc không khí cho căn nhà bạn!

Hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm với công dụng lọc sạch không khí trong nhà, giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà mà bạn có thể lựa chọn cho ngôi nhà thân yêu của mình hay những không gian sống khác. Các sản phẩm máy lọc không khí trong nhà đều được trang bị các công nghệ lọc không khí, tuy vậy, tiên tiến và hiệu quả nhất cho đến thời điểm hiện tại vẫn là các dòng sản phẩm có kết hợp màng lọc HEPA và than hoạt tính. Một số dòng sản phẩm lọc không khí còn kết hợp thêm cả công nghệ Plasma Ion giúp giải phóng ion âm (-) ra môi trường không khí và góp phần loại bỏ những tác nhân gây hại lơ lửng trong không khí như bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn, virus, ... mang lại luồng không khí trong lành, thoải mái và tươi mát hơn.

Hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm có công dụng lọc sạch không khí trong nhà sử dụng ứng dụng công nghệ lọc không khí hiệu quả hiện nay như dòng HEPA kết hợp than hoạt tính, một số loại sẽ tích hợp tạo Ion âm mang lại lượng không khí tươi mát dễ chịu.

Giữ cho nhà cửa luôn khô ráo, đặc biệt là khi thời tiết ẩm nồm. Việc đóng kín cửa, bật điều hòa sẽ hạn chế hơi ẩm vào nhà hơn là mở tung cửa. Giữ cho nhà luôn thoáng mát bằng cách mở tung các cánh cửa khi thời tiết cho phép và nếu buộc phải đóng kín cửa thì cần sử dụng hệ thống thông gió cho phòng bếp, phòng tắm, hay các loại điều hòa có chức năng.

Và cuối cùng là phải tạo ra một môi trường không hút thuốc trong nhà cũng như hạn chế sử dụng sơn, chất tẩy rửa, nước xịt phòng…

Qua bài viết này, HomeAir hy vọng bạn đã nắm được vì sao không khí trong nhà lại ô nhiễm hơn ngoài trời và các biện pháp cải thiện nguồn không khí trong nhà của mình, hạn chế khói bụi ô nhiễm gây hại cho sức khỏe. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!