Thời điểm giao mùa thu – đông là lúc thời tiết thay đổi bất thường, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, nhất là ở trẻ, học sinh bậc tiểu học. Giáo viên và các bậc phụ huynh nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của trẻ lúc này… Dưới đây là một số bệnh thường gặp vào mùa thu - đông ở trẻ em.
Bao gồm:
Do vi khuẩn hoặc virus gây ra
Triệu chứng: các triệu chứng thường xảy ra đột ngột như: sưng họng, ớn lạnh, rát họng, sốt, đau đầu, buồn nôn và hay thỉnh thoảng bị nôn. Họng tấy đỏ và amiđan sưng lên, đôi khi có hạch cục.
Cách chữa trị:
Cảm cúm cũng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ lúc giao mùa. Khi mắc cảm cúm trẻ có thể bị sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân và bị nổi mẩn đỏ. Đặc biệt trẻ sẽ rất khó chịu khi có triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước và khó thở sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác.
Phòng tránh:
Sốt phát ban ở bé thường xuất hiện bởi virus sởi hoặc virus rubella. Bệnh thường có bởi virus sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi virus rubella còn gọi là ban đào. Sốt phát ban lây truyền qua đường hô hấp, khi bé hít thở chung với người bị bệnh và dễ lây nhiễm. Đây là bệnh lây nhiễm do virus nên chỉ có thể điều trị các triệu chứng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc hoặc bác sĩ.
Bé mệt mỏi, đau đầu,đau họng, sổ mũi, viêm kết mạc mắt có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ đỏ. Ở vị trí sau hai tai sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da bé sẽ xuất hiện những nốt chấm đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi mẩn đỏ khắp người, nhiều nhất ở người và tứ chi.
Phòng tránh:
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi khác nữa là bệnh viêm màng kết. Vào thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển từ nắng sang mưa, độ ẩm không khí càng cao, khi giao mùa… nên khiến cho hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé bị suy yếu đi nhiều, cơ thể yếu đi mất dần khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh xâm nhập.
Bệnh thường hay có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt nhiều…
Phòng tránh:
Là loại bệnh thường xuyên gặp nhất và dễ nhận biết nhất ở trẻ nhỏ đặc biệt với thời tiết chuyển mùa thu sang đông. Trẻ rất dễ nhiễm bệnh này. Bệnh lây lan do người bệnh ho phát tán virus trong không khí và người lành hít phải khiến cho trẻ dễ bị nhiễm phải đặc biệt nếu bé có sức đề kháng yếu.
Triệu chứng: triệu chứng bệnh hay xuất hiện sau 10 - 21 ngày từ khi nhiễm virus. Những vết mọng nước đỏ nổi lên trên da. Chúng gây ngứa khó chịu và sau đó đóng vảy.
Chữa trị:
Viêm tai thường xảy ra đặc biệt là ở trẻ em,thường xuyên xảy ra vào mùa đông lạnh trẻ dễ nhiễm bênh. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là khi không khí lạnh hơn, sẽ làm tăng khả năng trẻ bị viêm tai cấp tính. Triệu chứng trẻ sẽ thấy đau tai, khó nghe, chảy dịch ở tai, sốt cao, thậm chí là buồn nôn đi ngoài.
Phòng tránh:
Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa thu sang đông, các loại virus hợp bào rất phát triển. Virus phát triển trong không khí và xâm nhập vào cơ thể bé sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé, nhất là hệ hô hấp.
Đây là một loại virus cực kỳ nguy hiểm có khả năng làm cho bé dễ bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh lây truyền qua đường truyền như: nước bọt, dụng cụ ăn uống chung, miệng,… Bé tự nhiên có thể sốt cao, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở.
Phòng tránh:
Bệnh do muỗi đốt, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhưng phát triển nhiều vào mùa cuối hè, đầu thu, không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là bé dưới 10 tuổi.
Bé sốt cao đột ngột và kéo dài (39-40°C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng,...
Nếu thấy có dấu hiệu bé bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho bé dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng khả năng chảy máu chảy máu, nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol rồi chuyển bé ngay tới bệnh viện.
Phòng tránh:
Tiêu chảy cấp do rotavirus là bệnh thường gặp của bé vào mùa thu đông nhất là dịp giao mùa, đối với bé từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Virus có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường phân - miệng gây ra triệu chứng tiêu chảy.
Thường thì bé sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Khi bé ho, sốt nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Bệnh thường kéo dài 3-7 ngày.
Biến chứng gây nguy hiểm là mất nước, mất muối quá nhiều, dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Vì thế, khi chăm sóc bé tại nhà,cha mẹ nên cho bé dùng dung dịch oresol để uống theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì, không pha sai liều lượng dùng. Khi thấy bé mệt quá, nên chuyển bé đến bệnh viện để truyền dịch.
Đặc biệt, không nên kiêng quá mức trong việc ăn uống. Nên cho bé ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo loãng, chuối tiêu và vẫn có thể uống sữa bình thường...
Phòng tránh:
Một số sản phẩm giúp tránh đi các tác nhân gậy hại trong phòng và bảo vệ sức khỏe của bạn.
Trên đây là một số căn bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển từ mùa thu sang mùa đông. Mẹ nhớ lưu lại để phòng chống cho con em mình nhé! Chúc bé luôn khỏe, mẹ an tâm!!!
Nguồn: HOMEAIR.VN
Liên hệ chúng tôi để nhận được thông tin tốt nhất!
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ HOMEAIR TOÀN CẦU
Hotline: 0902 10 7997 | Email: info@homeair.vn
Address: