Tác hại của bụi mịn PM2.5 là gì? PM2.5 được các chuyên gia đánh giá là loại bụi nguy hiểm nhất, về lâu dài có khả năng gây rất nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, hen suyễn, tử vong sớm...
Mới đây, trong bài trả lời phỏng vấn có tựa đề "Không khí Hà Nội chứa loại bụi nguy hiểm nhất thế giới, có thể thẩm thấu vào máu", GS. TS Nguyễn Hữu Ninh cho biết:
Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID), vào cuối năm 2016, có những thời điểm lượng "siêu bụi" PM2.5 là 50,5µg/m3, cao gấp đôi so với quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3), gấp đôi số liệu của thành phố Hồ Chí Minh (28,23 µg/m3) và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình năm theo hướng dẫn khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (10µg/m3).
Như vậy, xét về hàm lượng bụi PM2.5 trong một số thời điểm, chỉ số ô nhiễm của Hà Nội chỉ đứng sau thủ đô New Delhi của Ấn Độ (124µg/m3).
Giáo sư Ninh khẳng định PM2.5 là loại bụi nguy hiểm nhất, có thể thẩm thấu, hấp thụ vào máu, gây nên các tác động rất xấu đến sức khỏe con người. Ông còn biết các loại khẩu trang bình thường không có tác dụng nhiều với các siêu vi bụi như thế.
Vậy, cơ chế bụi PM2.5 xâm nhập vào cơ thể người như thế nào? Tác hại của việc hít nhiều PM2.5 ra sao?
Trong ký hiệu bụi mịn PM2.5, thì:
Tương tự như vậy, ký hiệu PM10 là chỉ những hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10µm (nhưng lớn hơn kích thước PM2.5).
Như vậy, bụi PM2.5 là những hạt dạng lỏng hoặc rắn trôi nổi trong không khí. Các nhà khoa học sử dụng chỉ số từ PM10 đến dưới PM2.5 để thể hiện hàm lượng tiêu chuẩn của các hạt dạng lỏng hoặc rắn trôi nổi trong 1 mét khối không khí.
Để hiểu tác hại của bụi mịn PM2.5 và kích thước của loại hạt này nhỏ như thế nào, mời bạn xem hình ảnh so sánh nó với sợi tóc người và hạt cát.
Các loại hạt gây ô nhiễm không khí này hình thành từ các chất như cacbon, sun-phua, nito và các hợp chất kim loại khác. Chúng đến từ các nguồn gây ô nhiễm như khí thải của phương tiện giao thông, hoạt động của các nhà máy, xây dựng công trình, nhà cửa... gây ra tác hại của bụi mịn PM2.5 cho sức khỏe.
Trong đó, khí thải từ phương tiện giao thông là nguồn chính gây ra loại bụi mịn PM2.5 nhiều nhất trong không khí (chiếm 57%). Tiếp đến là việc xây dựng công trình, nhà cửa (32%); và các hoạt động sản xuất công nghiệp (11%).
Các nhà khoa học cho biết, những chất dạng hạt có đường kính dưới 10µm có thể xâm nhập vào cơ thể người qua hoạt động hít thở.
Khi bụi mịn PM10 xâm nhập vào cơ thể qua đường dẫn khí, chúng sẽ tích tụ trên phổi, gây tác hại rất lớn về lâu dài.
Riêng loại bụi PM2.5, chúng đặc biệt nguy hiểm khi có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên nhiều căn bệnh chết người.
Tuy nhiên, chuyên gia cũng cảnh báo, với những người khỏe mạnh nhưng thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm không khí nặng; hoặc sống gần các nguồn phát thải bụi PM (xem hình 3) cũng có nguy cơ mắc các bệnh nặng, có thể tử vong.
Hãy cùng gia đình trang bị những biện pháp nhằm bảo vệ mình và người thân tốt nhất có thể. Ảnh minh họa: FHI.NO.
Như vậy, với những tác động gây ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe con người (không chỉ với bản thân người hít phải bụi PM2.5 mà còn ở thế hệ tương lai), bụi mịn PM2.5 là loại bụi nguy hiểm nhất thế giới, vừa có tác động tức thì ngắn hạn, vừa có tác động lâu dài.
Hiểu về những tác hại của bụi mịn PM2.5 nói riêng và nhiều khí thải gây ô nhiễm không khí nói chung, bạn hãy cùng gia đình trang bị những biện pháp nhằm bảo vệ mình và người thân tốt nhất có thể.
Vậy máy lọc không khí nào lọc được bụi mịn PM2.5? Bạn có thể xem câu trả lời tại ĐÂY!
(Bài viết sử dụng các nguồn: Health.ny.gov, Airnow.gov, Archive.sltrib.com, soha.vn)